Các loại nhựa thường dùng trong đời sống

Các loại nhựa thường dùng trong đời sống

Các loại nhựa thường dùng trong đời sống

Nhiều lúc bạn tái sử dụng các loại bao bì nhựa để chứa các loại thực phẩm khác, hay chứa nước để trong tủ lanh nhưng thắc mắc không có an toàn không? Nhiều biểu tượng trên bao bì bạn không hiểu có ý nghĩa gì? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn có các kiến thức cơ bản nhất về các loại nhựa sử dụng trong cuộc sống, rất phổ biến quanh bạn như: PET, HDPE, LDPE, PVC, PP, PS, PC, PE…

1.1. Nhựa PET (PETE)

Hình ảnh: ký hiệu nhựa loại 1 PET

PET(Polyethylene terephthalate):

  • PET hoặc PETE là một loại bao bì thực phẩm quan trọng có chể tạo màng hoặc tạo dạng chai lọ. Do tính chống thấm rất cao nên PET được dùng làm chai, bình đựng nước tinh khiết, nước giải khát có gas….
  • Hầu hết các chai soda và chai nước khoáng… đều thuộc loại đồ nhựa số 1. Loại nhựa này nói chung là an toàn, tuy nhiên, không nên tái sử dụng để chứa đựng nước uống hay thức ăn. Lý do với bề mặt có rất nhiều lỗ rỗng, xốp có thể cho phép vi khuẩn và mùi vị tích tụ, rất khó rửa sạch. Loại nhựa này được xem là loại đồ nhựa chỉ nên sử dụng một lần và rất dễ tái chế.

Tính chất :

  • Bền cơ học cao, có khả năng chịu đựng lực xé và lực va chạm, chịu đựng sự mài mòn cao, có độ cứng vững cao.
  • Trơ với môi trường thực phẩm.
  • Trong suốt.
  • Chống thấm khí O2, và CO2 tốt hơn các loại nhựa khác.
  • Khi đươc gia nhiệt đến 200oC hoặc làm lạnh ở – 90oC,cấu trúc hóa học của mạch PET vẫn
  • được giữ nguyên, tính chống thấm khí hơi vẫn không thay đổi khi nhiệt độ khoảng 100oC

Hình ảnh: Nhựa loại 1 PET (PETE)

1.2. HDPE (High density polyethylene)

Hình ảnh: nhựa loại 2 HDPE

HDPE (High density polyethylene):

  • Polyethylene cao phân tử (HDPE) là một nhựa nhiệt dẻo làm từ dầu mỏ. thường được sử dụng trong sản xuất chai nhựa, đường ống chống ăn mòn, màng chống thấm, và gỗ nhựa trong công nghiệp thực phẩm. Loại tốt nhất của nhựa để sử dụng trong bảo quản thực phẩm lâu dài là polyethylene mật độ cao (HDPE), được chỉ định bởi các “2” biểu tượng. HDPE là một trong những hình thức ổn định nhất và nhựa, và tất cả các thùng nhựa được bán riêng cho bảo quản thực phẩm sẽ được làm từ chất liệu này.
  • Hầu hết các bình đựng sữa cho trẻ em, chai đựng sữa, nước trái cây, hoặc bình chứa các loại nước tẩy rửa, dầu gội đầu, nước rửa chén, sữa tắm … đều là loại nhựa số 2. Tuy có màu đục nhưng loại nhựa này được xem là an toàn vì vi khuẩn khó tích tụ do bề mặt khá trơn láng. Nhựa số 2 cũng được xem là dễ tái chế.

Tính chất:

  • Được biết đến bởi độ bền cao của nó so với tỷ lệ mật độ, mật độ khối lượng của HDPE có thể dao động từ 0,93 đến 0,97g/cm3.
  • Chịu mài mòn, chịu chấn động cao, ngay cả ở nhiệt độ thấp.
  • Kháng hóa chất tuyệt vời.
  • Hệ số ma sát thấp, cách điện tốt, Khả năng chống bức xạ năng lượng cao

Hình ảnh: Nhựa loại 2 HDPE

1.3. PVC

Hình ảnh: nhựa loại 3 PVC

PVC(Polyvinylchloride):

  • Sản phẩm PVC trước đây (1920 trở đi) được sử dụng với số lượng rất lớn, nhưng ngày nay đả bị PE vượt qua. Hiện nay, PVC phần lớn dùng bao bọc dây cáp điện, làm ống thoát nước, áo mưa, màng nhựa gia dụng…
  • Trong PVC có chất vinylchoride, thường được gọi là VCM có khả năng gây ung thư (phát hiện 1970). Sử dụng làm nhãn màng co các loại chai, bình bằng nhựa hoặc màng co bao bọc các loại thực phẩm bảo quản , lưu hành trong thời gian ngắn như thịt sống, rau quả tươi…. Ngoài ra, PVC được sử dụng để làm nhiều vật gia dụng cũng như các lọai sản phẩm thuộc các ngành khác.

Tính chất: Bao bì PVC có những khuyết điểm như sau :

  • Tỉ trong : 1,4g/cm2 cao hơn PE và PP nên phải tốn một lương lớn PVC để có được một diện tích màng cùng độ dày so với PE và PP.
  • Chống thấm hơi, nước kém hơn các loại PE, PP.
  • Có tính dòn, không mềm dẻo như PE hoặc PP. để chế tạo PVC mềm dẻo dùng làm bao bì thì phải dùng thêm chất phụ gia. Loại PVC đã đươc dẻo hóa bởi phụ gia sẽ bị biến tính cứng dòn sau một khoảng thời gian.
  • Mặc dù đã khống chế được dư lượng VCM thấp hơn 1ppm là mưc an toàn cho phép, nhưng ở Châu Âu, PVC vẫn không được dùng làm bao bì thực phẩm dù giá thành rẻ hơn bao bì nhựa khác.

Hình ảnh: Nhựa loại 3 PVC

1.4. LDPE

Hình ảnh: nhựa loại 4 LDPE

LDPE (Low-density polyethylene)

  • Đây là loại nhựa polyethylene tỉ trọng thấp (LDPE). Nó thường được sử dụng để làm các loại bao bì, túi nhựa đựng hàng tạp hóa, giấy gói thực phẩm… Loại nhựa này được xem là khá an toàn và dễ tái chế.
  • Được tìm thấy trong: các loại chai có thể bóp; bánh mì, thực phẩm đông lạnh, giặt khô và túi mua sắm; túi tote; quần áo; đồ nội thất; thảm

Hình ảnh: nhựa loại 4 LDPE

1.5 PP

Hình ảnh: Nhựa loại 5 PP

PP (polypropylene)

  • Đây là loại nhựa được làm từ polypropylene. Hộp sữa chua, chai đựng nước lọc, lọ đựng thuốc, chai đựng nước sirup (xi rô) hoặc nước sốt cà chua, tương ớt, ống hút… đều được thuộc loại nhựa số 5. Loại nhựa này được xem là an toàn, và rất dễ tái chế.
  • Dùng làm bao bì một lớp chứa đựng bảo quản thực phẩm , không yêu cầu chống oxy hóa một cách nghiêm nghặt. Tạo thành sợi, dệt thành bao bì đựng lương thực, ngũ cốc có số lượng lớn.
  • PP cũng được sản xuất dạng màng phủ ngoài đối với màng nhiều lớp để tăng tính chống thấm khí, hơi nước, tạo khả năng in ấn cao, và dễ xé rách để mở bao bì (do có tạo sẵn một vết đứt) và tạo độ bóng cao cho bao bì.

Hình ảnh: Nhựa loại 5 PP

Tính chất:

  • Tính bền cơ học cao (bền xé và bền kéo đứt), khá cứng vững, không mềm dẻo như PE, không bị kéo giãn dài do đó được chế tạo thành sợi. Đặc biệt khả năng bị xé rách dễ dàng khi
    có một vết cắt hoặc một vết thủng nhỏ.
  • Trong suốt, độ bóng bề mặt cao cho khả năng in ấn cao, nét in rõ.
  • Chịu được nhiệt độ cao hơn 100o C. tuy nhiên nhiệt độ hàn dán mí (thân) bao bì PP (140oC) cao so với PE – có thể gây chảy hư hỏng màng ghép cấu trúc bên ngoài, nên thường ít dùng PP làm lớp trong cùng.
  • Có tính chất chống thấm O2, hơi nước, dầu mỡ và các khí khác.

1.6. PS

Hình ảnh: nhựa loại 6 PS

PS (Polystyrene)

  • Nhựa Polystyrene, hay còn được gọi là xốp, thường được sử dụng trong khâu chèn lót, đóng gói bao bì, đồ cách nhiệt. Bạn cũng thấy nhựa số 6 được sử dụng để làm các loại đĩa, tô đựng mì ăn liền, đựng đồ ăn như canh, súp, và ly dùng 1 lần.
  • Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy rằng loại đồ nhựa này có khả năng tiết ra các chất hóa học độc hại, đặc biệt khi chứa đồ ăn nóng. Do đó, chúng ta nên tránh sử dụng các loại đồ nhựa mang nhãn số 6 để đựng thức ăn. Loại nhựa số 6 rất khó để tái chế.

Hình ảnh: Nhựa loại 6 PS

1.7.Các loại nhựa khác

Hình ảnh: nhựa loại 7

Con số này về cơ bản có nghĩa là “Tất cả mọi thứ”. Đây là sản phẩm từ hỗn hợp các loại chất dẻo đã được phát minh sau năm 1987, trong đó có Polycarbonate (loại nhựa cứng, trong) và chất BPA rất đáng sợ.

Hầu như không có bất cứ loại đồ nhựa gia dụng nào mang nhãn số 7. Loại nhựa này đa phần chỉ được sử dụng trong công nghiệp, từ vỏ máy điện thoại, máy tính… Rất khó để tái chế.

PC(Polycarbonat): Với khả năng chịu được nhiệt độ cao nên PC được dùng làm bình, chai, nắp chứa thực phẩm cần tiệt trùng. Màng PC có tính chống thấm khí, hơi kém, giá thành PC cao gấp ba lần PP, PET, PP nên ít được sử dụng.

  • Tính chống thấm khí, hơi cao hon các loại PE, PVC nhưng thấp hơn PP, PET.
  • Trong suốt, tính bền cơ và độ cứng vững rất cao, khả năng chống mài mòn và không bị tác động bởi các thành phần của thực phẩm.
  • Chịu nhiệt cao (trên 100oC ).

Hình ảnh: Nhựa loại 7 khác